VAN SỬ DỤNG TRONG LÒ HƠI | VAN CÔNG NGHIỆP

VAN SỬ DỤNG TRONG LÒ HƠI | VAN CÔNG NGHIỆP
13/01/2024 09:52 AM 343 Lượt xem

    Van công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lò hơi. Van giúp kiểm soát và bảo đảm hệ thống hoạt động vận hành an toàn. Mỗi van sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Do đó, trong hệ thống lò hơi sẽ cần một số loại van để thực hiện nhiệm vụ đó. Dưới đây là những loại van được dùng phổ biến trong hệ thống lò hơi.  

    VAN CẦU

    Van cầu

    Hình 1. Van cầu

    Đầu tiên phải kể đến đó là van cầu. Loại van này được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống lò hơi, lò sấy có. Do van được cấu tạo chịu được trong điều kiện nhiệt độ cao, áp lực lớn. Van cầu thường được lắp đặt ở vị trí đầu hoặc cuối của đường ống. Van cầu có nhiệm vụ đóng/mở, điều tiết dòng chảy đi qua giúp kiểm soát lưu lượng hơi và  bộ trao đổi nhiệt đảm bảo hoạt động chính xác.

    Đa số van cầu được sử dụng với cơ chế đóng/mở thủ công bằng tay. Van cầu đóng/mở thủ công có 2 loại đó là van cầu tay gạt và van cầu tay quay. Tuy nhiên, một số đường ống có quy mô lớn sẽ sử dụng van cầu điều khiển điện hoặc điều khiển bằng khí nén. Về nguyên lý hoạt động, van đóng/mở thủ công hay tự động cũng tương tự nhau chỉ khác nhau về bộ phận điều khiển.

    Ưu điểm 

    • Van cầu có khả năng kiểm soát dòng chảy tốt.

    • Van có khả năng làm việc tốt hơn những loại van khác.

    • Van có hành trình đóng/mở ngắn.

    • Dễ dàng bảo trì, sửa chữa và thay thế các bộ phận của van.

    Nhược điểm 

    • Dòng chảy đi qua đường ống sẽ bị giảm áp suất một phần do cấu tạo của van gây ra.

    • Trọng lượng van khá nặng, gây khó khăn trong quá trình lắp đặt.

    • Có giá thành đắt hơn so với van cổng, van bivan bướm

    VAN CỬA

    van cửa

    Hình 2. Van cửa

    Van cửa còn được gọi là van cổng, đây cũng là van được sử dụng nhiều trong hệ thống lò. Van có hoạt động đóng mở tương tự như đóng một cánh cửa. Van cửa thường được làm bằng chất liệu, inox, thép, gang,… có độ bền, chịu được áp lực, nhiệt độ cao. Kích thước van từ van thường được dùng trong lò hơi tương đối lớn.

    Van được sử dụng để đóng/mở dòng chảy hoàn toàn. Nếu sử dụng van cửa để điều tiết dòng chảy sẽ rất dễ bị ăn mòn do áp lực mà ma sát từ dòng chảy gây ra. Trước van cổng nên lắp thêm thiết bị lọc y để làm sạch hệ thống đường ống, tránh tình trạng tắc nghẽn gây gián đoạn hoạt động.

    Ưu điểm

    • Thiết kế của van không gây ra trình trạng cản trở dòng chảy.

    • Van có kết cấu chắc chắn, độ bền cao.

    • Thân van được thiết kế gọn, tiện lợi trong lắp đặt.

    Nhược điểm

    • Không khuyến khích trong việc điều tiết dòng chảy.

    • Quá trình đóng mở van tương đối chậm.

    • Khi đóng mở van không hoàn toàn van sẽ gây ra tiếng ồn và rung động.

    • Cấu tạo van phức tạp và được đặt trong thân van gây khó khăn trong sửa chữa.

    VAN AN TOÀN

    Hình 3. Van an toàn

    Van an toàn là thiết bị có chức năng điều chỉnh và kiểm soát được áp suất trong đường ống tránh tình trạng nổ, vỡ hay hư hại khi áp suất tăng cao. Do đó, van chủ yếu được lắp đặt trong các bình chịu áp lực tại nồi hơi. Van hoạt động với cơ chế, khi áp lực đầu vào của van tăng lên đến mức đã được cài đặt, đĩa van sẽ tự động mở và xả hơi ra ngoài. Khi áp suất giảm xuống đến giá trị ngưỡng cho phép, đĩa van sẽ tự động đóng lại. Quá trình sẽ được lặp lại trong quá trình vận hành.

    Van an toàn là thiết bị cần thiết trong hệ thống nồi hơi. Đảm bảo ít nhất 1 van an toàn để quá trình hoạt động được đảm bảo tốt nhất, không gặp sự cố nào. Van an toàn bắt buộc phải xả trong thời gian và lưu lượng cho phép. Nếu van không kịp xả bớt áp suất sẽ gây ra tình trạng nổ.

    VAN 1 CHIỀU

    van 1 chiều

    Hình 4. Van 1 chiều

    Van 1 chiều là loại van giúp hệ thống lò hơi vận hành tốt nhất. Với cơ chế của van hoạt động hoàn toàn tự động, cho phép dòng lưu chất đi qua một hướng nhất định, ngăn tình trạng chảy ngược. Giúp hệ thống tiết kiệm chi phí, bảo vệ hệ thống đường ống và các thiết bị khác.

    Van một chiều có khả năng giữ lại lưu chất trong hệ thống đường ống tránh rò rỉ. Đảm bảo không xảy ra hiện tượng dòng chảy ngược gây ô nhiễm lưu chất đầu nguồn. Van 1 chiều thường được lắp đặt tại các vị trí cuối cùng của đường ống. Van 1 chiều thường được làm từ các chất liệu như inox, thép, gang có độ bền và chịu áp lực tốt.

    VAN BI

    van bi

    Hình 5. Van bi

    Van bi là thiết bị có chức năng điều tiết, kiểm soát lưu lượng bên trong đường ống. Van bi có thiết kế làm cho việc đóng/mở rất nhanh chóng, dễ dàng. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của van bi so với các loại van khác.

    Cấu tạo van bi khá đơn giản, nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt, chi phí thấp. Van được cấu tạo từ các vật liệu khác nhau, nhưng thông dụng nhất là van bi Inox có độ bền cao và chống ăn mòn tốt. Van thiết kế đa dạng với bộ điều khiển thủ công bằng tay gạt, tay quay hoặc bộ điều khiển tự động bằng điện, khí nén rất dễ dàng trong việc lựa chọn.

    Ưu điểm

    • Có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì.

    • Van bi điều khiển điện có thể hoạt động trên nhiều dòng điện như: 220V; 380V/1phase; 3phase/50Hz/IP67.

    Nhược điểm

    • Khả năng rò rỉ cao hơn loại van cầu.

    • Không sử dụng được trong hệ thống có có các hạt lưu chất, điều này sẽ gây ra hư hỏng van.

    Trên đây là những loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống lò hơi. Mỗi loại van có chức năng cũng như ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng người dùng sẽ chọn loại van phù hợp với hệ thống đường ống.

    Nhà cung cấp van công nghiệp: thông tin liên hệ

    CÔNG TY TNHH TM & KT NGUYỄN LIÊU
    Email: nguyenlieu@vancongnghiep.vn
    Hotline (Zalo): 0915140011 | 0913635530

     

    Zalo
    Hotline